Driver LED - Lựa chọn Driver phù hợp

Trong bài viết này sẽ nói về ngõ ra của bộ driver được sử dụng để dimmer đèn LED.

Đèn LED (Light Emitting Diode) là một loại bán dẫn và hoạt động với cả nguồn cấp là điện áp (Voltage) hay dòng điện (Ampere). 

Driver cấp nguồn điện áp: CV & PWM

CV - Constant Voltage; PWM - Pulse Width Modulation

Đối với loại nguồn điện có ngõ ra điện áp không đổi CV, phương án điều chỉnh số lần ON/OFF trong một chu kỳ được sử dụng để thay đổi trị số dòng điện trung bình  của bộ đèn, qua đó, thay đổi độ sáng thực tế của đèn. Được viết tắt là: PWM (pulse-width modulation) hay điều chế độ rộng xung

Đối với loại driver có ngõ ra là điện áp thì sử dụng phương án PWM.

Mỗi bộ đèn LED đều có giá trị về điện áp hay dòng điện hoạt động cở chế độ định mức. Tức là điện áp hay dòng điện đi qua chip LED để tạo ra 100% độ sáng theo thiết kế ban đầu. Đối với bộ Driver có ngõ ra PWM, dòng điện được đóng ngắt liên tục ở tần số cao giữa 0A và tại giá trị dòng định mức. Tỷ lệ giữa thời gian ON và OFF sẽ cho ra độ sáng trung bình của bộ đèn.

Ví dụ như, tại ngõ ra của một bộ driver bất kỳ có 10% thời gian trong một chu kỳ là ON, 90% còn lại là OFF, có nghĩa là, độ sáng trung bình của bộ đèn này là 10%

Lưu ý: Tần số sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ánh sáng của bộ đèn. Khi tần số nhỏ, sẽ làm ánh sáng bị nháy liên tục, do đó, cần lựa chọn driver có tần số đủ lớn để tránh ảnh hưởng tới thị lực.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về tần số tối thiểu,  theo tổng hợp từ tài liệu chúng tôi có được thì  tần số này không nhỏ hơn 200Hz. 

Từ tài liệu kỹ thuật của các nhà sản xuất uy tín tại Châu Âu, thì con số có thể lên tới 800Hz - 1KHz.

  

Driver cấp nguồn dòng điện CC & CCR 

CC - Constant Current; CCR - Constant Current Reduction

Tại bộ cấp nguồn có ngõ ra là dòng điện không đổi - phương án điều chỉnh giá trị dòng điện CCR được sử dụng. Người ta điều chỉnh giá trị của dòng điện cung cấp tới bộ đèn với tỷ lệ so với dòng định mức để điều chỉnh độ sáng đèn. 

Lấy ví dụ, giá trị định mức hoạt động của một bộ đèn là 900mA, khi giảm dòng điện cung cấp xuống còn 300mA thì độ sáng lại của bộ đèn này là 30%.

 

Hybrid Driver: Loại nguồn đa năng

Từ hai loại cấp nguồn và kỹ thuật dim phía trên, hiện đã có nhiều công ty tích hợp cả hai loại kỹ thuật dimmer này vào trong một sản phẩm có khả năng lựa chọn ngõ ra tùy thuộc với từng bộ đèn nhất định. Đây gọi là bộ cấp nguồn đa năng hoặc Hybrid Driver.

 

 

 

Để dimmer đèn LED, chúng ta có thể sử dụng cả hai phương án CV - PWM hoặc CC - CCR, tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai phương án này là gì, và lựa chọn thế nào đối với từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi sẽ cập nhật tại bài viết kế tiếp.

 

Bài viết liên quan

Thiết bị Điều khiển chiếu sáng có dây mới nhất của Casambi - Salvador

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2024, Casambi, công ty hàng đầu thế giới về điều khiển...

Tại Sao Bạn Cần Các Đường Cong Điều Chỉnh Độ Sáng ?

Thường xuyên, khi giảm độ sáng, lượng ánh sáng phát ra ít thay đổi nhiều tron...

Chọn phong cách: Ấm áp hay Mát mẻ ?

"Lựa chọn nhiệt độ màu tối ưu cho ánh sáng của bạn tạo sự khác biệt to lớn. M...

Đèn cảm ứng cầu thang: Phân loại và nguyên lý hoạt động

Việc trang bị cho ngôi nhà của bạn một hệ thống điện thông minh đang trở thàn...

Công tắc đảo chiều là gì? Cách lắp đặt công tắc đảo chiều

Lắp đặt công tắc đổi chiều là một kỹ thuật khá khó, đòi hỏi bạn phải am hiểu ...

Các thông số kỹ thuật của đèn LED cần lưu ý khi chọn mua

Khi đi mua các sản phẩm đèn led ngoài cửa hàng, người dùng thường ít khi quan...

Tìm hiểu hệ sinh thái đèn thông minh Philips Hue

Philips Hue hiện là dòng sản phẩm đèn thông minh được rất nhiều người quan tâ...

Ánh sáng xanh là gì? Cách bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh

Ngày nay, mọi người hầu như phải tiếp xúc rất nhiều với ánh sáng xanh. Tỷ lệ ...

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng